Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017

Từ làng Nhô tới Đồng Tâm

FB Võ Tiến Cường

Trịnh Văn Khải học ở Liên Xô về, giảng dạy tại trường ĐH Hàng Hải hơn 20 năm sau đó về quê sống tại làng Lác Nhuế huyện Kim Bảng Hà Nam (tên ngày xưa là Ác Nhuế vì dân làng đã từ chối không giúp một vị có công gặp nạn). Là người có học thức sống biết điều với xóm giềng lại mang dòng họ Trịnh nên ông được bà con tin tưởng và kính trọng.

Lúc đó xảy ra vụ lùm xùm tách đất thôn xóm, lấp ao không công bằng nên ông Khải sau khi thưa kiện cùng bà con không xong đã cùng thanh niên trong làng lập chiến lũy, chỉ có những người trong làng mới được tự do ra vào. Địa thế làng Nhô có cái hay là nằm giữa đồng ruộng và chỉ có một con đường dẫn vào nên dân làng rất dễ kiểm soát sự xâm nhập từ bên ngoài. Trong gần 3 năm làng Lác Nhuế không đóng thuế nông nghiệp, không có người nào đi lính. Quân đội lúc đó nhất quyết không tham gia cưỡng chế hay đàn áp. Chính quyền huyện, tỉnh nhiều lần cử người vào làng nhưng đều bị phát hiện, kể cả việc dụ ông Khải lên ủy ban huyện để bắt cũng không thành vì mỗi lần ông đi đều có đội phản ứng nhanh đi cùng bảo vệ.

Có lần hai người được cho là của chính quyền thuê lẻn vào định đầu độc giếng nước nhà ông Khải thì bị bắt và giam. Đám thanh niên quá khích đã không nghe lời ông Khải và đánh chết 1 người .

Tình hình căng thẳng quá nên tỉnh mới làm giấy mời ông Khải lên và cam đoan giải quyết việc này bằng thương lượng và có sự đảm bảo là lãnh đạo từ TƯ tới giải quyết cho bà con. Ông Khải tin lời nên tới dự và bị bắt tại chỗ. Ông Khải bị kết án tử hình và bị xử tử nhanh chóng vào đầu năm 1997, phong trào bị dập.

Sau đó 1 năm thì người con trai của ông Khải cũng bị giết. Mô hình đấu tranh của ông Khải còn được bà con bên Quỳnh Phụ Thái Bình cử người sang học tập. Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã dựng lên một câu chuyện khác xa với thực tế do những nhân chứng sống trong sự vụ thuật lại. Hình ảnh ông Trịnh Văn Khải trong chuyện cũng như phim đã được mô tả như là một ác quỷ độc ác. Một lưu ý cuối cùng là Chúa Trịnh cuối cùng của nhà Trịnh cũng tên là Trịnh Khải (chả liên quan lắm).

Kết lại : nếu nhà nước vẫn khăng khăng giữ quan điểm đất đai là sở hữu toàn dân thì còn rất nhiều Lác Nhuế, Quỳnh Phụ, Đồng Tâm ...

https://www.facebook.com/cuong.phap/posts/10209671883776710