Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017

Nghĩ về Đồng Tâm!

(Rút từ  facebook của Sương Nguyệt Minh)

 

"Ruộng đất là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng"
Nghĩ về Đồng Tâm! Mình lại nhớ đến bài thơ "Thường dân" của Nguyễn Long. "Thường dân" được Giải Nhất cuộc thi thơ lục bát báo Văn Nghệ Trẻ năm 2003. Thi sĩ Nguyễn Long và báo Văn Nghệ Trẻ thời ấy "Thánh" thật! Đi trước cả thời đại. Cứ như từ dạo ấy đã nhìn thấy Đồng Tâm bây giờ!
Mình sinh ra từ cha mẹ là nông dân, từ nông thôn ra đi.
Người nông dân có gì? Chỉ có đất... chứ còn gì nữa! Mình cũng đã từng đọc đâu đó: "Ruộng đất là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng". Ai nói thì mình không nhớ nữa. Mọi xung đột dữ dội ở nông thôn cũng bắt đầu từ ruộng đất. Hình ảnh người nông dân vui náo nức được chia quả thực ám ảnh mình mãi không thôi. Dắt con trâu quả thực và cười hớn. Đem tấm ván ghi tên nhà mình ra đóng ở mảnh ruộng quả thực, cười hân hoan... thời Cải cách ruộng đất trong phim "Việt Nam trên đường thắng lợi" vẫn còn đó. Niềm vui giản dị nhưng cũng thực lớn lao, các mợ ạ.


Nhìn những hình ảnh người nông dân Đồng Tâm lập chướng ngại vật ở đường làng mới thấy xót xa. Vì sao lại đến nông nỗi ấy?
Lúc nào mình cũng thấy thương những người nông dân như cha mẹ mình: "Quanh năm chân đất đầu trần/ Tác tao sau những vũ vần bão giông". Thấp cổ. Bé họng. Và... Thường dân. Thường dân và mãi mãi... thường dân. Xót xa lắm!
Chưa bao giờ hiện thực sáng tác lại "màu mỡ", đa dạng, phức tạp, sinh động, ngổn ngang, bề bộn... như bây giờ. Nhà văn không viết được thì hoặc là... hèn, hoặc là... bất tài.

Trân trọng giới thiệu bài thơ "Thường dân" của thi sĩ Nguyễn Long:

THƯỜNG DÂN

Thơ của Nguyễn Long

Đông thì chật, ít thì thưa
Chẳng bao giờ thấy dư thừa thường dân
Quanh năm chân đất đầu trần
Tác tao sau những vũ vần bão giông.
Khi là cây mác cây chông
Khi thành biển cả, khi không là gì
Thấp cao đâu có làm chi
Cỏ ngàn năm vẫn xanh rì cỏ thôi.
Ăn của đất, uống của trời
Dốc lòng cởi dạ cho người mình tin
Ồn ào mà vẫn lặng im
Mặc ai mua bán nổi chìm thiệt hơn.
Chỉ mong ấm áo no cơm
Chắt chiu dành dụm thảo thơm ngọt lành
Hoà vào trời đất mà xanh
Vô tư mấy kiếp mới thành thường dân.
N. L.